oOo Thế Giới PRO oOo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

oOo Thế Giới PRO oOo

oOo Chào mừng các bạn đã đến Thế Giới PRO oOo
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 truyện cổ tích

Go down 
Tác giảThông điệp
vodanh
Đại Uý
Đại Uý
vodanh


Tổng số bài gửi : 138
Points : 4
PG : 8
SP : khi 1 mem có 1 bài viết hay dc đưa dzô bảng vàng thì sẻ dc cộng 1 SP và mem dc 10 SP sẽ dc thăng chức
Rank : Đang cập nhật...
Item : None
Registration date : 02/10/2008

truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitimeFri Oct 03, 2008 10:49 am

xem duoi dang EBOOK

Khái Hưng

Ai Mua Hành Tôi


Ngày xưa ba anh em nhà kia, nghèo quá, nghèo đến nỗi bố chết, không góp đủ tiền mua nỗi chiếc áo quan cỗ tạp.
Ba anh em phải bó di-hài bố vào trong một cái chiếu cũ rồi chờ tối khuya mới dám đốt đuốc vác mai khiêng bố ra đồng, vì chôn ban ngày ban mặt sợ làng xóm trông thấy người ta chê cười.
Tha-ma thì xa, mà ba anh em thì cùng đói cơm, gầy còm, ốm yếu nên đi được một quãng lại phải đặt bố xuống để thở.
Một lát sau, anh Cả khiêng đằng đầu vui mừng bảo anh Hai và anh Ba:
- Thầy linh thiêng quá, hai chú ạ, thầy thấy chúng ta yếu đuối nên nhẹ bỗng hẳn đi, tôi tưởng như khiêng chiếu không thôi, chú ạ.
Anh Hai khiêng đằng chân cũng cười, nói:
- Ờ nhỉ, như không có gì nữa, bác ạ.
Còn người em út cầm đuốc thì chẳng nói gì, cứ việc nhẩn nha rọi đường cho hai anh đi.
Kỳ thực thì không phải vì người chết linh thiêng mà vì cái thây đã rơi tụt xuống đất từ lúc nào, nhưng hai người khiêng mệt nhọc quá nên chẳng biết gì cả.
Thế rồi ba anh em đi đến tha ma đào huyệt chôn bố nghĩa là chôn cái chiếu không có xác bố nằm trong.
Lúc trở về, một cơn gió mạnh làm tắt mất đuốc. Nhưng không sao, đường trong làng ba anh em đã quen thuộc lắm, lần mò mà đi cũng được. Bỗng người em út vấp phải một vật răn rắn, bèn cúi xuống sờ soạng rồi kêu to bảo hai anh:
- Cái thây ma hai anh ạ. Lạnh quá đi mất thôi.
Hai anh cùng xuống rờ:
- Ưø, cái thây ma thực?
Giá đuốc không tắt thì ba người đã nhận thấy cái thây ma đó chính là bố mình.
Anh Cả ngậm ngùi bảo hai em:
- Chả biết ai mà lại chết đường chết xá thế này nhỉ!
Anh Hai cũng buồn rầu nói:
- Chắc người ta ngộ gió, xa cửa xa nhà nên mới chết bỏ xác ở giữa đường như thế này.
Anh Ba bàn:
- Thương hại quá nhỉ! Hay anh em ta chôn làm phúc?
- Phải đấy! Chôn làm phúc.
Tức thì ba anh em xúm lại khiêng cái tử thi, rồi chôn vùi ở một cái gò nhỏ bên đường.
Chiều hôm sau ba anh em ra đồng viếng mộ thấy mả bố vẫn dẹt đét, còn mả của ai bên đường không biết thì mối xông đùn lên cao ụ. Ba người cũng không ngờ rằng đó là mả mình chôn làm phúc tối hôm trước vì đêm khuya không đèn không đóm chôn vội chôn vàng thì sáng ra còn nhớ chỗ nào vào chỗ nào nữa...
Đêm hôm ấy anh Cả thấy con rồng vàng về báo mộng rằng:
-“ Ông Cả ơi! Ông để nhầm mả bố ông vào chính giữa hàm tôi, làm tôi đau lắm không chịu được. Tôi van ông, ông chạy đi nơi khác cho. Tôi có bao nhiêu vàng bạc xin biếu ông tuốt, để đền ơn ông.
Sáng dậy anh Cả thấy gian nhà chật hẹp của mình đầy ních những thỏi vàng, thỏi bạc sáng nhoáng. Anh ta vội vàng cất ráo cả đi vào một nơi kín, rồi xăm xăm ra đồng chạy mả bố nhích sang một bên. Anh ta không bàn với anh em, sợ chúng hỏi vặn vì cớ gì mộ cha vừa yên đã chạy ngay như thế. Giấu diếm không xong, mà nói thật lại phải chia bạc cho hai em, rất là không nên.
Nhưng đêm hôm sau, con rồng vàng lại về báo mộng cho anh Hai, vì thật ra anh Cả đã chạy mả bố đâu, anh chỉ mới chôn lại cái chiếu mà anh tưởng có gói thây bố mình. Con rồng vàng về báo mộng rằng:
-“ Ông Hai ơi, ông để nhầm mả bố ông vào chính giữa hàm tôi, làm tôi đau lắm không chịu được. Tôi van ông, ông chạy đi nơi khác cho. Tôi hết cả vàng bạc rồi chỉ còn kim cương châu báu thôi, tôi xin biếu ông tuốt để đền ơn ông.”
Sáng sớm anh Hai mở bừng mắt nhìn ra thấy chói lòe, vì gian nhà chật hẹp, tồi tàn của anh có đầy ánh hào quang rực rỡ tưng bừng của kim cương, châu báu. Anh ta vội cất ráo cả đi vào một nơi thật kín rồi hấp tấp chạy ra đồng đào phắt mả bố lên chôn xích cái chiếu sang một bên, cũng như anh Cả, anh ta tưởng cái chiếu ấy có gói thi thể bố mình ở trong.
Xong xuôi, anh ta trở về nhà hí hửng mừng thầm định bụng sẽ bán kim cương châu báu đi để tậu ruộng thật nhiều, dựng nhà thực đẹp thực to.
Đến lượt anh Ba thấy con rồng vàng về báo mộng vì mả chưa chạy thì hàm nó còn đau. Nó báo mộng rằng:
- “Ông Ba ơi, ông để nhầm mả bố ông vào chính giữa hàm tôi, làm tôi đau đớn lắm không chịu được. Tôi van ông, ông chạy đi nơi khác cho. Tôi hết cả vàng bạc, kim cương, châu báu rồi, chỉ còn mỗi một lọ nước này tôi xin biếu để đền ơn ông. Nước trong lọ quí lắm đấy, sau này ông sẽ dùng được nhiều việc rất lạ.”
Sáng dậy anh Ba không thấy gian nhà chật hẹp tồi tàn của mình đầy ních những thỏi vàng thỏi bạc sáng nhoáng hay rực rỡ tưng bừng ánh kim cương, châu báu. Anh ta chỉ thấy ở giữa nhà có cái lọ sành đóng nút. Bèn đến mở nút ghé mũi ngửi thì, giời ơi! Mùi thơm sực nức xông ra khắp nhà, lại văng vẳng trong mùi thơm có tiếng đàn tiếng địch véo von réo rắt. Anh ta đậy vội nút lại, tức thì tiếng âm nhạc ngừng bặt.
Anh Ba mỉm cười lẩm bẩm:
- Nước quái gì mà lại biết đàn biết hát thế này! Hãy cất đi đã vì con rồng vàng nó bảo sau này dùng được nhiều việc.
Anh ta bèn đặt lọ nước vào cái quang treo lên xà nhà rất là cẩn thận. Rồi nhớ đền lời con rồng vàng nhờ giúp, anh ta vác mai đến bãi tha ma để chạy nhích mả bố ra khỏi hàm nó chẳng nó kêu đau tội nghiệp!
Nhưng cũng như hai anh trước, anh Ba chỉ chôn lại cái chiếu, còn mả bố thì vẫn táng ở hàm con rồng như cũ.
Trong khi anh Ba đi chạy mộ cho cha, thì chị Ba ở ngoài về, trông thấy cái lọ treo lủng lẳng trên xà nhà. Chị ta bật cười nói một mình:
- Lẩm cẩm quá đi mất thôi! Chẳng biết lọ gì mà nó treo lên đây thế này?
Bèn lấy xuống mở nút, rồi chẳng buồn ghé mũi ngửi, chẳng kịp lưu ý đến tiếng địch bay ra, chị ta vội rút tay ra nguyền rủa:
- Rõ nỡm ở đâu á! Tưởng có gì lạ, té ra đựng rặt nước mưa là nước mưa, mà lạnh chết đi được.
Nhưng chị Ba kinh ngạc nhìn bàn tay cổ tay trắng muốt như mới lột da!
- Ôi, nước gì quí thế này!
Chị ta vui sướng quá, bê tấp lọ nước ra sau nhà rồi tắm gội kỳ cọ từ đầu đến chân. Tức thì chị ta trở nên một nàng tiên lộng lẫy, da trắng như ngà, tóc óng như mây, mắt phượng mày ngài, chân tay nhỏ nhắn xinh xẻo.
Liền đấy có một luống hành. Những cây hành được nước tắm ở mình của chị Ba chảy vào gốc, lớn vụt ngay lên, lá dài bằng đòn gánh, củ to bằng cái bình vôi.
Anh Ba ở tha ma về thấy mất lọ nước quý lại nghe có tiếng bì bõm ở sau nhà, liền chạy ra xem. Lúc ấy chị Ba vừa dốc cạn lọ nước. Anh Ba toan mắng vợ nhưng nhìn thấy vợ xinh đẹp quá anh ta lại thôi.
Từ đấy, anh ta chỉ suốt ngày ngồi ngắm nghía vợ chẳng thiết đi làm ruộng, làm nương để kiếm ăn nữa. Vợ trách móc mãi anh ta mới chịu vác cuốc vác cày ra đồng. Nhưng chốc chốc anh ta lại quay về nhà ngắm vợ, chẳng làm nên khoai nên ngô gì cả.
Vợ giận vợ khóc. Anh đâm hoảng, bèn nghĩ ra một cách: anh ta lấy một cái mo cau trát vôi thực trắng, thực mịn rồi vẽ dung nhan vợ lên tranh. Khi ra đồng làm lụng, anh ta cầm cái mo cau ở bên cạnh để mà ngắm nghía ảnh vợ cho đỡ nhớ.
Qua một tháng, vợ mỗi ngày một đẹp thêm, mà cây hành mỗi ngày một lớn hơn. Vợ với hành, anh ta cho là cái khoái nhất trên đời.
Một hôm, anh ta đương trồng ngô, thấy một con quạ cứ sán lăn đến bới, để nhặt những hạt anh ta vừa mới vùi. Anh ta tức mình quá cầm viên gạch lia trúng chân quạ. Nó đau quá kêu ầm lên và bay đi mất. Anh Ba đắc chí cười ha hả. Nhưng chỉ lát sau, con quạ trở lại liền bay xả xuống cướp cái mo của anh Ba: nó đã lập tâm trả thù anh.
Mà nó trả thù được thực. Nó bay tít đến kinh đô, liệng hai, ba vòng trên cung điện nhà vua, rồi chờ khi vua ra sân rồng, nó bỏ rơi cái mo cau xuống. Vua nhặt lên xem thấy có họa dung nhan một người đàn bà cực kỳ xinh đẹp, thì lấy làm kinh ngạc, tấm tắc khen thầm: “Quái! Sao có người đẹp đến thế này!”
Vua bèn hạ lệnh cho đòi thợ truyền thần vào cung để vẽ lại hình người đàn bà đẹp lên trên một trăm cái mo cau khác, rồi giao cho một trăm sứ giả mang theo đi khắp trong nước để tìm cho bằng được người ấy rước về làm cung phi mới nghe.
Chẳng bao lâu sứ giả hỏi thăm lần được nhà anh Ba và bắt nghiến chị Ba đem về dâng vua. Vua sung sướng, cất ngay chị Ba lên chức Tây cung hoàng hậu rồi ban yến tiệc cho bá quan văn võ trong suốt mấy ngày đêm.
Trong khi ấy thì ở gian lều chật hẹp tồi tàn anh Ba nhớ vợ đẹp ngồi khóc y ỷ, chẳng thiết gì đến công việc đồng án nữa. Trông thấy những cây hành lá dài bằng đòn gánh củ to bằng bình vôi, anh ta càng khóc to, và anh ta nghĩ thầm: “Đem bán quách đi thôi, chứ để luống hành lại, mình chỉ tổ nhớ đến vợ!”
Anh ta bèn xếp một gánh nặng trĩu tuy mỗi bên quang chỉ có năm củ hành thôi rồi quẩy đi rao bán:
“ Dọc bằng đòn gánh
“ Củ bằng bình vôi.
“ Ai mua hành tôi
“ Thời thương tôi với!”
Rao mãi chẳng có ai mua, người thường ai dám dùng thứ hành ma quái ấy, anh ta bèn gánh đến kinh đô để bán.
Bấy giờ vợ anh ta đang ở trong cung. Tuy đã lên làm Tây cung hoàng hậu mà chị ta vẫn thường nhớ chồng cũ chẳng sao khuây khỏa được. Hôm mới bị bắt, chị ta gào khóc thảm thiết. Vua phải dỗ mãi chị ta mới nín. Nhưng từ đấy, chị ta như ngây như dại, như câm như điếc và cả ngày chẳng buồn hé môi dù chỉ để mỉm một nụ cười.
Vua thấy thế lấy làm khổ tâm lắm, vì ngài chỉ muốn được ngắm cái cười nghiêng thành của Tây cung hoàng hậu. Ngài đã sai sứ giả đi khắp trong nước bắt hết các vai hề có tiếng về làm trò để Tây cung hoàng hậu xem. Nhưng Tây cung hoàng hậu vẫn chẳng cười. Ngài bèn xuống chiếu truyền rằng:
“ Trong bàn dân thiên hạ, bất cứ người nào hễ làm cho Tây cung hoàng hậu cười một tiếng thì tức khắc được cất lên chức thượng thư”.
Ngày hôm sau, ở khắp các nơi, từ thành thị cho chí thôn quê người ta kéo về kinh đô như nước chảy để tranh giành chức thượng thư. Vì không cần học rộng tài cao, sôi kinh nấu sử chỉ cốt làm hề khéo léo là được nhảy lên ngồi ghế thượng thư ngay thì ai mà không háo hức. Nghe đâu, trong bọn có cả mấy ông trưởng giả giàu xụ gánh tiền nghìn bạc vạn về kinh để toan chạy chọt vì họ tưởng chỉ đút lót quan thái giám trình Tây cung hoàng hậu cười cho một cái là mình thành thượng thư liền.
Song không những Tây cung hoàng hậu vẫn không chịu cười mà nghe bọn kia làm trò hề, ngài lại càng bực mình thêm.
Giữa lúc ấy, ở ngoài phố lanh lãnh có tiếng rao:
“ Dọc bằng đòn gánh,
“ Củ bằng bình vôi,
“ Ai mua hành tôi,
“ Thời thương tôi với”.
Nhận được tiếng chồng, chị vợ sung sướng phá lên cười. Vua cùng văn võ bá quan kinh ngạc, bọn người dự thi trò hề đều thất vọng, thì thấy khi mình nhăn mặt nhăn mũi, khoa chân múa tay, hoàng hậu vẫn không nhích mép, thế mà đến lúc mình không làm gì cả thì tự nhiên ngài lại bật lên cười.
Vua truyền quân lính ra xem ai rao. Tức thì quân lính lôi anh Ba với gánh hành của anh ta vào. Vua mới bảo anh ta rằng:
- Trẫm tốn biết bao công của mà vẫn không làm cho hoàng hậu cười được, nay ngươi chỉ rao mỗi một câu đủ khiến cho hoàng hậu cười rất to rất vui. Vậy ngươi có phép gì lạ thế, tâu ngay với trẫm rồi trẫm ban thưởng cho.
Anh Ba đặt gánh tâu bày:
- Bẩm đức vua, con cũng không biết tại sao bà hoàng hậu nghe con rao lại cười như thế.
Vua phán:
- Vậy ngươi thử rao lại xem nào.
Anh Ba vâng lời đặt gánh lên vai rao to:
“ Dọc bằng đòn gánh,
“ Củ bằng bình vôi,
“ Dọc bằng đòn gánh,
“ Củ bằng bình vôi,
Tức thì vợ anh ta lại cười, cười chảy cả nước mắt nước mũi ra. Và chị chàng chỉ trông thấy mặt chồng cũng đủ vui sướng cười ngất rồi, có cần gì phải chồng rao mới cười. Nhưng vua cứ tưởng củ hành to tướng kia có phép lạ, bèn bảo anh hàng hành:
- Trẫm thử thay đổi quần áo với ngươi xem.
Rồi vua cởi áo trào, cởi xiêm rồng, tháo mũ vàng đưa cho anh Ba mặc và truyền anh Ba lên ngồi trên ngai cùng với Tây cung hoàng hậu, còn mình thì mặc bộ quần áo nâu của anh ta vào người, quẩy gánh hành của anh ta lên vai rồi rao lớn:
Ai mua hành tôi,
Thời thương tôi với
Ai mua hành tôi,
Thời thương tôi với.
Anh hàng hành nghe rao liền quát:
- Tên nào dám hỗn hào gánh hàng vào bán trong cung điện nhà vua. Quân lính đâu đem chặt cổ nó cho ta.
Tiếng dạ ran. Quân lính kéo ồ vào điện anh hàng hành giả hiệu đem chém ngay trước sân rồng không kịp phân giải.
Thế là anh Ba lên làm vua, và vợ anh ta thì làm hoàng hậu.
KHÁI HƯNG
Về Đầu Trang Go down
vodanh
Đại Uý
Đại Uý
vodanh


Tổng số bài gửi : 138
Points : 4
PG : 8
SP : khi 1 mem có 1 bài viết hay dc đưa dzô bảng vàng thì sẻ dc cộng 1 SP và mem dc 10 SP sẽ dc thăng chức
Rank : Đang cập nhật...
Item : None
Registration date : 02/10/2008

truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitimeFri Oct 03, 2008 10:51 am

Cổ Tích Việt Nam

Ăn Trầu Ngắt Đuôi


Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên đều bằng lòng kết tình thông gia nhưng chưa nói cho con mình biết.
Vì quá yêu nhau, hằng đêm cô thiếu nữ lén mở cửa phòng rước cậu trai vào tình tự. mãi đến gà gáy hừng đông, cậu trai mới ra về. Cứ như vậy ngày này qua tháng kia.
Buổi nọ, trước khi về, cậu trai ao ước được ăn một miếng trầu. Nhìn trong khay thấy hết trầu, cô thiếu nữ liền chạy ra vườn hái lá đem vô, têm vôi, mời chàng. Dè đâu miếng trầu nhai chưa dập chàng nọ ngã lăn, trào đờm rồi chết. Hoảng hốt nàng tri hô lên. Quan chạy lại khám xét tử thi, thấy nhiều đốm đỏ loang khắp mình.
Thế là cô nọ bị bắt giam để xét hỏi vì tội bỏ thuốc độc giết người. Cô cứ một mực kêu oan. Cuộc tra tấn kéo dài, lần lần cô trở nên ốm o gầy mòn, gần chết trong ngục.
May sao, có ông quan Án đi qua. Quan Án hỏi cô:
- Đầu đuôi tự sự như thế nào? Mi phải khai rõ.
Cô nọ nói sự thật. Nghe xong, vị quan suy nghĩ, gật đầu. Ông đi ra ngoài vườn xem từng lá trầu trên nọc. Ông chú ý: mấy lá ở sát gốc đều dính một chất gì nhớt ngay chót đuôi lá, giống như là con ốc, con sên bò qua nhả nước miếng.
Nhưng không thấy con ốc, con sên nào cả!
Ông quá tức trí, ra lệnh đào dưới đất, ngay nọc trầu đào thật sâu, bỗng nghe tiếng khò khè. Rõ ràng là con thuồng luồng nằm khoanh trong hang. Dân chúng chạy tứ tán.
Ông quan nói:
- Con thuồng luồng này hàng đêm lén bò lên mặt đất để kiếm nước uống. Vì quá khát nước, nó phải liếm mấy giọt sương đọng ở chót đuôi mấy lá trầu gần mặt đất. Nọc con thuồng luồng dính lại trên lá nên giết người. Cô gái này bị hàm oan.
Chòm xóm nhìn nhận lời vị quan nọ là chí lý, tài trí như Bao Công thuở trước. Từ đó về sau, trước khi têm trầu, ai nấy đều ngắt chót đuôi lá vì sợ nọc con thuồng luồng. Bây giờ, giống thuồng luồng không còn nữa nhưng thói quen của con người hãy còn...
Về Đầu Trang Go down
vodanh
Đại Uý
Đại Uý
vodanh


Tổng số bài gửi : 138
Points : 4
PG : 8
SP : khi 1 mem có 1 bài viết hay dc đưa dzô bảng vàng thì sẻ dc cộng 1 SP và mem dc 10 SP sẽ dc thăng chức
Rank : Đang cập nhật...
Item : None
Registration date : 02/10/2008

truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitimeFri Oct 03, 2008 10:52 am

xem duoi dang EBOOK

Khuyết Danh

Ăn Trộm Dạy Con

Sưu tầm: Như Thủy


Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập.

Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bã cho lũ chó chết mê mệt xong, đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chun vào nhà.

Cả nhà ngủ say như chết. Tên trộm thấy một cái rương to còn trống bèn giở nắp rương bảo con:

- Con chun vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha.

Thằng con y lời, đạo chích liền đóng nắp gài khoen lại ... rồi lẻn ra khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ:

- Ăn trộm! Ăn trộm!

Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu, không thấy động tịnh liền đi ngủ lại.

Thằng con lão đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và hận cha khôn tả. Hồi lâu hắn nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu "chí ... chí ..." để đánh lừa chủ nhà.

Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột. Thằng bé liền nhỏm dậy, tắt đèn, xô té chủ nhà, tông cửa chạy một mạch. Chủ nhà lục tục kéo nhau, vừa chửi vừa đuổi theo.

Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp một cái giếng, nó vội vàng ôm một cục đá to liệng xuống giếng và tri hô:

- Thằng ăn trộm rớt xuống giếng rồi ... Làng xóm ơi!

Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm. Thằng bé chạy thẳng về nhà.

Gặp cha, thằng bé oà lên khóc. Và không tiếc lời để oán trách cha. Lão đạo chích mĩm cười nói:

- Khoan đã ... Con hãy kể cho cha nghe con đã thoát thân bằng cách nào?

Cậu con thuật lại từ đầu chí đuôi. Lão đạo chích vỗ tay cười ha hả:

- Hay quá, con tôi đã thành nghề rồi!

Lời bàn

Em thân mến, hốt của báu bỏ vô bao và vác về nhà xài. Khi có người dắt đi, đào ngạch, khoét vách sẵn ... là một điều mà bất cứ thằng cu con nào cũng làm được, nhưng phải tìm cách thoát thân một mình thì chỉ có thằng Cu này. Vì vậy mà lão đạo chích mới cười ha hả khi nghe con mình thuật lại đầu đuôi câu chuyện.

Còn chúng ta, nhờ nghiệp lực dẫn dắt chui vào thế gian này, tôi và em giống như thằng Cu con đang lúi húi hốt ngũ dục nhét cho đầy túi tham của mình thì "ầm" một cái, cửa rương khoá chặt. Ðó là lúc chúng ta bị vây bủa và phải đối diện với bát phong. Lợi, suy, mắng nhiếc, khen tặng, vinh nhục, vui buồn, v.v... oà lên khóc than và không tiếc lời oán trách mẹ cha, thượng đế ... thì ai làm cũng được. Nhưng làm sao để tự tại trước bát phong thì ... tùy theo sự khéo léo của từng người. Nghệ thuật ăn trộm, nghệ thuật sống hay nghệ thuật thiền chỉ là một thôi em ạ! (07/1983)
Về Đầu Trang Go down
vodanh
Đại Uý
Đại Uý
vodanh


Tổng số bài gửi : 138
Points : 4
PG : 8
SP : khi 1 mem có 1 bài viết hay dc đưa dzô bảng vàng thì sẻ dc cộng 1 SP và mem dc 10 SP sẽ dc thăng chức
Rank : Đang cập nhật...
Item : None
Registration date : 02/10/2008

truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitimeFri Oct 03, 2008 10:52 am

Thế Sự

Anh Em Họ Điền


Ngày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.
Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:
"Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế"?
Người anh cả đáp lại rằng: "Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc".
Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.
Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.
Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.
Về Đầu Trang Go down
vodanh
Đại Uý
Đại Uý
vodanh


Tổng số bài gửi : 138
Points : 4
PG : 8
SP : khi 1 mem có 1 bài viết hay dc đưa dzô bảng vàng thì sẻ dc cộng 1 SP và mem dc 10 SP sẽ dc thăng chức
Rank : Đang cập nhật...
Item : None
Registration date : 02/10/2008

truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitimeFri Oct 03, 2008 10:53 am

Khuyết Danh

Ba Bà Hoàng Hậu


Ngày xửa, ngày xưa, có một ông vua trẻ. Ðức vua cai trị một vương quốc giàu có, xinh đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là ba bà hoàng hậu của đức vua.
Ba vị hoàng hậu này vừa có sắc lẫn có tài, nên cả ba đều được đức vua sủng ái như nhau, " Mỗi người một vẻ, mười phần vẹn mười". Cho đến một hôm, nhà vua bỗng nảy ra một ý nghĩ: Trong ba mỹ nhân này thế nào cũng có một người tuyệt diễm hơn hai người kia, nhưng ta không tài nào nhận ra được, có lẽ vì mình nhìn mãi nó quen mắt đi chăng? Hay là ta hỏi ý kiến bọn cung phi vậy".
Ðức vua bèn mở cuộc trưng cầu dân ý tại hậu cung để tìm xem trong ba mỹ nhân ai là người đẹp nhất. Kết quả cũng không lấy gì làm sáng sủa cho lắm, vì ai cũng cho rằng cả ba vị hoàng hậu đều đẹp ngang nhau. Kẻ tám lạng, người nửa cân vậy.
Nhà vua lại đem nội vụ ra bàn với đình thần. Kết quả cũng tương tợ như trên. Quan tể tướng khuyên đức vua nên dừng cuộc giảo nghiệm lại, vì e nó chẳng ích lợi gì mà đôi khi mang đến hậu họa khó lường được.
Thay vì nghe lời khuyên sáng suốt của vị trung thần lão thành ấy thì đức vua của chúng ta lại nổi cơn thịnh nộ, truyền lịnh cho quan tể tướng phải giải quyết cho xong công việc trong vòng ba hôm. Sau một lúc im lặng, quan tể tướng kính cẩn tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, thần trộm nghĩ rằng, bọn hạ thần chỉ sở trường về chuyện cung kiếm văn thơ, còn chuyện đẹp xấu tướng hảo ra sao thì chắc phải nhường cho các vị bốc sư nổi tiếng. Hay là bệ hạ cho vời y vào, y sẽ phân biệt rõ ràng hơn không?
Nhà vua nguôi giận. Một ông thầy bói được lập tức triệu vào cung để chiêm ngưỡng dung nhan ba người đẹp. Vị bốc sư không chịu cho biết kết quả ngay mà xin khất lại ngày hôm sau để về "tra tự điển" lại.
Lão bốc sư đi rồi, quan tể tướng bèn tâu nhỏ với đức vua:
- Muôn tâu thánh thượng! Hạ thần trộm nghĩ rằng qúi đức bà, mỗi người có một vẽ đẹp riêng, tùy theo nhãn quan và sở thích của từng người. Ý kiến của chúng thần có thể bất đồng nhau, nhưng vì sợ uy quyền của quí đức bà, nên bọn hạ thần không dám nói lên ý kiến của mình mà chỉ kết luận chung chung rằng, cả ba đức bà đều tài sắc như nhau. Nếu thần không lầm thì lão bốc sư này cũng lâm vào một tình thế khó xử như bọn hạ thần, nên lão mới xin khất lại vào ngày mai đó thôi.
- Thế thì khanh giải quyết bằng cách nào?
- Muôn tâu! Ngu thần có một kế mọn là bệ hạ giả mạo bức thư, ký tên của ba đức bà, hẹn lão ấy đến ba địa điểm riêng. Nếu y đến địa điểm nào thì đức bà ấy sẽ là người đẹp nhất.
- Hay lắm, khanh hãy thi hành ngay cho trẩm.
Ba bức thư tức tốc được gởi đi và lão bốc sư đi đến chỗ hẹn với bà hoàng đẹp nhất.
Ðức vua truyền lệnh chém đầu lão thầy bói ... Và từ đó ngài đặc biệt sủng ái vị hoàng hậu vào chung kết nầy.
Hai bà hoàng hậu còn lại vô cùng tức tối, họ âm mưu với nhau dùng độc dược giết chết bà hoàng hậu đẹp nhất.
Chuyện bại lộ, đức vua truyền lệnh xử tử luôn hai bà hoàng hậu còn lại.
Ba vị hoàng hậu xinh đẹp nhất nước đều chết hết, đức vua còn lại một mình để thấy hoàng cung sao mà trống trải lạnh lẽo, bất kể Xuân Hạ Thu Ðông.
Lời bàn:
Các bạn thân mến!
Vạn pháp trên thế gian này, mỗi pháp đều có một đặc tính riêng, nhưng khi chúng ta bắt đầu "ưu tiên một" cho pháp nào, tức là để tâm vào nó, thì sự việc bắt đầu trở nên rắc rối. Có lẽ vì vậy mà đức Phật thường khuyên chúng ta là hãy để yên cho các pháp trụ ở bản vị của nó. Chớ xen vào phân biệt để tự chuốc khổ cho mình và làm di hoạ cho người chung quanh.
Cũng thế, trong cuộc tương giao với bạn bè lân cận, mỗi người bạn của chúng ta đều mang một cái tính riêng biệt, chiếm một vị trí, cách thế khác nhau, chẳng ai giống ai. Và chúng ta cũng khó mà kết luận rằng ai quan trọng hơn ai. Mùa Xuân có hoa lan, mùa Thu có hoa cúc, mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng của nó, không thể nào bắt loại hoa này phải bắt chước hoa kia được. Em có thấy rằng số phần rủi ro luôn luôn đến với người mà chúng ta đặc biệt ưu ái hay không?
Vậy thì, ta có nên ngu muội đem cái ý thức phân biệt của mình xen vào các mối tương giao ấy, để cảm thấy cuộc đời này sao mà lạnh lẽo bất kể bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông hay không?
Về Đầu Trang Go down
vodanh
Đại Uý
Đại Uý
vodanh


Tổng số bài gửi : 138
Points : 4
PG : 8
SP : khi 1 mem có 1 bài viết hay dc đưa dzô bảng vàng thì sẻ dc cộng 1 SP và mem dc 10 SP sẽ dc thăng chức
Rank : Đang cập nhật...
Item : None
Registration date : 02/10/2008

truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitimeFri Oct 03, 2008 10:53 am

Lep Ton-xtoi

Ba Câu Hỏi

Thích Nhất Hạnh dịch

Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.
Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:
1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.
Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.
Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.
Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.
Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.
Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.
Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?"
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:
"Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".
Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.
Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:
"Xin bệ hạ tha tội cho thần".
"Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?"
"Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".
"Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".
Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.
Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".
Vua hỏi: "trả lời bao giờ đâu nào ?"
"Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: "chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





truyện cổ tích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: truyện cổ tích   truyện cổ tích I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
truyện cổ tích
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Truyện ma1
» Truyện ma 2
» Truyện ma 3
» truyện ma 4
» web naỳ truyện gì cũng có hết này

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
oOo Thế Giới PRO oOo :: Giải trí :: Truyện tranh-
Chuyển đến